Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Tìm hiểu đau buốt xương ống chân là bệnh gì ?

Đau buốt xương ống chân là tình trạng khá phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đau xương ống chân do nhiều nguyên nhân gây ra như sau

Do hoạt động thể dục, chơi thể thao quá mức nhưng không khởi động kỹ trước khi luyện tập.

Làm việc quá sức, thường xuyên đi đứng, đứng lâu khiến cơ bắp và xương ống chân bị quá tải gây đau nhức mỏi.

Do chấn thương từ bên ngoài khiến cơ xương bị tổn thương và gây đau buốt.

Do một số bệnh lý như viêm cơ, viêm xương, u xương… gây đau nhức xương ống chân.

Ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, việc thiếu vitamin D và canxi cũng có thể dẫn đến đau nhức ở xương ống chân.

Ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, tình trạng đau xương ống chân được coi là một dấu hiệu sinh lý do sụn và xương phát triển nhanh có thể gây ra đau nhức.

Tìm hiểu đau buốt xương ống chân là bệnh gì ?
Tìm hiểu đau buốt xương ống chân là bệnh gì ?


Khắc phục chứng đau buốt xương ống chân

Để khắc phục tình trạng đau buốt xương ống chân, chị có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Nghỉ ngơi để cơ bắp và xương ống chân được thư giãn.

Trước khi tập luyện hoặc chơi thể thao, cần khởi động kỹ để tránh bị đau nhức xương ống chân, giãn cơ, trật khớp… Nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp, tránh vận động quá sức có thể gây tổn thương xương khớp. Trung tâm vật lý trị liệu TPHCM http://coxuongkhoppcc.com/4-tieu-chi-lua-chon-trung-tam-vat-ly-tri-lieu-tphcm-uy-tin-chat-luong.html

Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, photpho, magie, protein, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu…

Khi thấy cơn đau kéo dài và có dấu hiệu tăng mạnh, chị nên đến bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp nhé.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Phương pháp châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Có nhiều cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, nhẹ thì dùng các phương pháp nội khoa còn nặng hơn bác sĩ có thể chỉ định phương pháp ngoại khoa phẫu thuật. Trong khi thoái hóa đốt sống cổ có thể do quá trình thoái hóa tự nhiên nên việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn, hầu hết các phương pháp chủ yếu tập trung làm giảm triệu chứng, phục hồi chức năng cửa động.

Cho tới ngày nay phương pháp châm cứu vẫn được áp dụng trong y học trị nhiều bệnh như: Châm cứu chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, chữa đau dây thần kinh, trị phẫu thuật ngoại khoa, cắt cơn nghiện trong trường hợp cai nghiện ma túy….

Liệu pháp châm cứu là phương pháp trị bệnh theo Y học cổ truyền, cơ chế trị bệnh là dùng kim châm hoặc nhiệt kích thích tới các huyệt vị của cơ thể, nhằm điều hòa âm dương trong cơ thể trị bệnh. Ngày nay liệu pháp châm cứu vẫn được dùng nhiều trong việc điều trị nhưng nhờ có đầu tư nghiên cứu nên đã tiến bộ hơn và nhận được nhiều hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Dựa vào cách thức châm cứu người ta chia châm cứu ra thành một số loại như: 
 
Điện châm: Giống như tên gọi điện châm là dùng dòng điện đã cân chỉnh cường độ phù hợp kích thích kim châm vào huyệt vị xác định giúp đả thông kinh lạc cho tác dụng trị bệnh hiệu quả. Hiện nay điện châm đang là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Phương pháp châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ


Thủy châm: Thủy châm là dùng thuốc nước tiêm trực tiếp vào các huyệt vị chữa bệnh.

Cứu ngải: cách châm cứu này là dùng cây ngải cứu đã khô và đem sao vàng và nghiền thành bột, sau đó lấy giấy cuốn chặn lại như điếu xì gà rồi châm lửa và hơ vào huyệt vị. Dùng điếu ngải đã châm nóng để cứu thẳng vào huyệt vị và vào đốc kim châm cứu. Trong lá ngải có chứa tinh dầu nóng tác dụng vào huyệt vị giúp trị khỏi những tổn thương.

Áp dụng liệu pháp châm cứu trị thoái hóa đốt sống cổ tốt không?

Liệu pháp châm cứu trị thoái hóa đốt sống cổ nằm trong phương pháp nội khoa, điều trị không xâm lấn. Hiệu quả thu được giúp đả thông mạch máu, lưu thông kinh lạc giúp máu tưới tới vùng khớp bị thoái hóa, phục hồi tổn thương khớp xương tốt. Tuy nhiên, thường việc dùng châm cứu trị thoái hóa đốt sống cổ cần phải kết hợp thêm với việc dùng thuốc tây y và chế độ ăn uống – nghỉ ngơi hợp lý mới khỏi bệnh tốt được.

Có thể nhận định liệu pháp châm cứu trị thoái hóa đốt sống cổ là một phương pháp chỉ phát huy tác dụng tốt khi dùng đúng. Khi dùng nên có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ, thầy thuốc đông y giỏi để thực hiện điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý lạm dụng dẫn tới nhiều hậu quả, biến chứng khó lường.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Chữa bệnh gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả

Căn bệnh gai cột sống là một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng. Bệnh tạo ra các gai xương nên khi chúng ta hoạt động, các gai xương cọ vào những xương khác và các phần mền xung quanh khiến chúng ta có cảm giác đau nhói. 

Đề giảm các cơn đau này người bệnh thường phải sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau rất dễ gây ra các chứng bệnh về dạ dày. Chính vì vậy biện pháp đẩy lùi những cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra một cách an toàn và có thể áp dụng lâu dài là điều mà nhiểu người mong đợi. 

Trên thực tế dân gian ta có rất nhiều bài thuốc hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên như chữa bệnh gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả có thể giúp bạn khắc phục được căn bệnh này.

Có 2 loại xương rồng có thể dùng làm thuốc trị bệnh này là xương rồng ba chia và xương rồng bẹ.
Bài thuốc với cây xương rồng ba chia

Chúng ta sẽ làm một món ăn kết hợp giữa cây xương rồng ba chia và cá lóc để trị bệnh.

Chữa bệnh gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả
Chữa bệnh gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả


Bạn cần chuẩn bị 1 con cá lóc vừa ăn làm sạch , bỏ ruột. Khoảng 3 đọt non xương rồng cỡ 1 gang tay rửa sạch bỏ hết gai và xắt lát mỏng theo chiều ngang rồi bóp với muối và xả vài lần cho hết mủ.- Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Phục hồi chức năng tại Biên Hòa, Đồng Nai http://coxuongkhoppcc.com/chiropractic-giai-phap-moi-trong-phuc-hoi-chuc-nang-tai-bien-hoa-dong-nai.html

Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng ngay lúc còn nóng cho đỡ ngán. Đảm bảo sau 5 ngày liên tiếp các cơn đau do gai cột sống gây ra của bạn sẽ biến mất hoàn toàn.

Bài thuốc chữa gai cột sống với cây xương rồng bẹ

Bạn cần vài nhánh xương rồng bẹ như trong hình, mang về rửa sạch với chút muối , nhớ bẻ các gai đi nhé.

Nướng từng nhánh xương rồng trên bếp cho nóng và cuốn ngay vào 1 cái khăn đắp nên chỗ đau ngay khi còn nóng. Khi xương rồng đã nguội bạn thay thế bằng 1 nhánh xương rồng mới nướng khác. Làm nhiều lần như thế để tăng hiệu quả trị bệnh gai cột sống. Công dụng của cách chữa bệnh gai cột sống này là làm tan máu bầm và tăng tuần hoàn máu giúp giảm đau các cơn đau nhanh chóng.

Trên đây là 2 bài thuốc trị bệnh gai cột sống khá thông dụng từ 2 loại xương rồng. Bạn không nên bỏ qua bất kì phương pháp nào bởi nó có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Tìm hiểu viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính

Đối tượng thường bị viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính là ở tuổi 20 – 50 và chủ yếu là ở nam giới. Do vi khuẩn gram âm Campylobacter jejuni, bệnh thường xuất hiện sau 1 – 3 tuần của giai đoạn nhiễm trùng. Ngoài ra còn có 1 số tác nhân khác gây bệnh như: virus herpes, cytomegalovirus, sởi, hồng ban, quai bị, thủy đậu, hoặc do sau tiêm chủng, phẫu thuật.

Theo sinh bệnh học: viêm đã rễ và dây thần kinh mắc phải do tự miễn. Trong huyết thanh của bệnh nhân trước đó nhiễm vi khuẩn Campylobacter jejuni. IgG, IgM ở dây thần kinh bị viêm dưới kính hiển vi điện tử, bổ thể C3,C4 trong huyết thanh giảm có chứa kháng thể GM1 (monosialogonglia side), GD1a, GD1b, Gal Nac-GD1a. Các tế bào IL -37, IL -17 A, IFN gamma, TNF alpha trong huyết thanh, trong dịch não tủy tăng IL-37, IL-17A tiền viêm được giải phóng có chứa nhiều cytokine.

Những bệnh nhân có bệnh lý viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính thường là các tổn thương thoái hoá bao myelin, phân hoá bao Schawann, nút Ranvier, các sợi trục và tổn thương tế bào thần kinh. Tổn thương có thể lan đến màng não có hình ảnh viêm quanh các tĩnh mạch trong khoang dưới nhện do tổn thương quá nặng, gây thoái hóa trục thần kinh, thoái hoá myelin của cột sau, đường gai, tiểu não, các mạch máu trong chất trắng của bán cầu đại não

Triệu chứng khởi phát có thể: chỉ là dị cảm hoặc rối loạn cảm giác kết hợp với yếu liệt hoặc chỉ có yếu liệt cơ. Ít hơn, có thể thấy bệnh khởi phát với liệt đầu tiên ở gốc chi hoặc ở thần kinh sọ não, đặc biệt là liệt mặt 2 bên.

Liệt: chỉ sau vài ngày thì liệt cung trở nên rõ ràng, liệt xuất hiện đầu tiên ở phần xa của chi, sau đó lan nhanh xuống các gốc chi và thân, mang tính chất đối xứng. Mức độ nặng nhẹ rất thay đổi: từ chỉ liệt nhẹ đến liệt tứ chi hoàn toàn. Khi biểu hiện đặc tính nổi bật của bệnh là liệt mềm, giảm hoặc mất phản xạ gân cơ, người bệnh có cảm giác đau nhức cơ, từ dọc sống lưng là chủ yếu, kết hợp với tình trạng tăng men cơ trong máu.

Tìm hiểu viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính
Tìm hiểu viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính


Liệt tứ chi: Các phần của tay chân, hoặc ở ngọn chi nặng hơn gốc chi, liệt 2 chi trên thường nhẹ và xảy ra sau 2 chi dưới (nếu liệt ở gốc chi nặng hơn thì gọi là thể giả bệnh cơ).
Liệt toàn thân: liệt cơ ở thân, cơ bụng các cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp, nếu không được đưa đi cấp cứu hồi sức kịp thời thì bệnh nhân rết dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Liệt các dây thần kinh sọ não: liệt dây số VII thường liệt cả 2 bên (50% – 70%). Liệt dây IX, X xuất hiện gây liệt hầu họng, liệt dây thanh âm một bên hoặc hai bên và với tỷ lệ gần tương đương như liệt dây VII. Các dây thần kinh sọ não khác ít bị tổn thương hơn.

Hậu quả: Rối loạn cảm giác tê người, có cảm giác như bị châm chích, kiến bò. Người bệnh thường giảm cảm giác nhận biết tư thế và rung âm thoa. Rối loạn thực vật: rất thường xuyên, từ nhịp nhanh xoang đến rối loạn nhịp tim và huyết áp trầm trọng, làm tăng nguy cơ tử vong. Và hàng loạt các triệu chứng lâm sàng khác như bí tiểu, giảm hoặc mất cảm giác đi tiểu, thường bị táo bón…

Dịch não tủy: đây là xét nghiệm quan trọng. Phân ly đạm – tế bào là kết quả quan trọng để chẩn đoán bệnh. Đạm 50 mg% hoặc cao hơn trong khi các thành phần khác của dịch não tủy không thay đổi.
Điện cơ: giúp nhận biết dấu hiệu của thoái hóa sợi trục, xác định bao myelin bị hư hoại khi có dấu hiệu bất thường trong dẫn truyền xung động thần kinh như kéo dài thời gian tiềm ẩn, giảm tốc độ dẫn truyền…


Nhờ vào những tiến bộ trong y học mà tỷ lệ người tử vong do viêm đa rễ dây thần kinh cấp đã được hạn chế. Phần lớn các bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn và trở lại làm việc bình thường sau 3 – 6 tháng. Trường hợp còn than phiền yếu cơ sau 1 năm chỉ còn 15%. Với các trường hợp sau 18 tháng mà di chứng vẫn còn thì rất ít có hy vọng hồi phục. Và trong trường hợp này có khoảng 15% vẫn còn di chứng và 5% là di chứng nặng nề. Các phương pháp để chữa trị viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính như:

Thay huyết tương: việc thay huyết tương 4 lần đã cho kết quả đáng tin cậy qua minh chứng hợp tác của 2 nước đầu nghành về y khoa là Mỹ và Pháp. Nghiên cứu này cũng khuyên nên thay huyết tương sau khởi phát bệnh 15 ngày, khi đó phương pháp này mới phát huy được giá trị tích cực của nó. Hiện các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu thêm phương pháp dùng liều cao Immunoglobulinesđể chữa viêm đa rễ dây thần kinh dạng cấp.