Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Tìm hiểu viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính

Đối tượng thường bị viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính là ở tuổi 20 – 50 và chủ yếu là ở nam giới. Do vi khuẩn gram âm Campylobacter jejuni, bệnh thường xuất hiện sau 1 – 3 tuần của giai đoạn nhiễm trùng. Ngoài ra còn có 1 số tác nhân khác gây bệnh như: virus herpes, cytomegalovirus, sởi, hồng ban, quai bị, thủy đậu, hoặc do sau tiêm chủng, phẫu thuật.

Theo sinh bệnh học: viêm đã rễ và dây thần kinh mắc phải do tự miễn. Trong huyết thanh của bệnh nhân trước đó nhiễm vi khuẩn Campylobacter jejuni. IgG, IgM ở dây thần kinh bị viêm dưới kính hiển vi điện tử, bổ thể C3,C4 trong huyết thanh giảm có chứa kháng thể GM1 (monosialogonglia side), GD1a, GD1b, Gal Nac-GD1a. Các tế bào IL -37, IL -17 A, IFN gamma, TNF alpha trong huyết thanh, trong dịch não tủy tăng IL-37, IL-17A tiền viêm được giải phóng có chứa nhiều cytokine.

Những bệnh nhân có bệnh lý viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính thường là các tổn thương thoái hoá bao myelin, phân hoá bao Schawann, nút Ranvier, các sợi trục và tổn thương tế bào thần kinh. Tổn thương có thể lan đến màng não có hình ảnh viêm quanh các tĩnh mạch trong khoang dưới nhện do tổn thương quá nặng, gây thoái hóa trục thần kinh, thoái hoá myelin của cột sau, đường gai, tiểu não, các mạch máu trong chất trắng của bán cầu đại não

Triệu chứng khởi phát có thể: chỉ là dị cảm hoặc rối loạn cảm giác kết hợp với yếu liệt hoặc chỉ có yếu liệt cơ. Ít hơn, có thể thấy bệnh khởi phát với liệt đầu tiên ở gốc chi hoặc ở thần kinh sọ não, đặc biệt là liệt mặt 2 bên.

Liệt: chỉ sau vài ngày thì liệt cung trở nên rõ ràng, liệt xuất hiện đầu tiên ở phần xa của chi, sau đó lan nhanh xuống các gốc chi và thân, mang tính chất đối xứng. Mức độ nặng nhẹ rất thay đổi: từ chỉ liệt nhẹ đến liệt tứ chi hoàn toàn. Khi biểu hiện đặc tính nổi bật của bệnh là liệt mềm, giảm hoặc mất phản xạ gân cơ, người bệnh có cảm giác đau nhức cơ, từ dọc sống lưng là chủ yếu, kết hợp với tình trạng tăng men cơ trong máu.

Tìm hiểu viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính
Tìm hiểu viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính


Liệt tứ chi: Các phần của tay chân, hoặc ở ngọn chi nặng hơn gốc chi, liệt 2 chi trên thường nhẹ và xảy ra sau 2 chi dưới (nếu liệt ở gốc chi nặng hơn thì gọi là thể giả bệnh cơ).
Liệt toàn thân: liệt cơ ở thân, cơ bụng các cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp, nếu không được đưa đi cấp cứu hồi sức kịp thời thì bệnh nhân rết dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Liệt các dây thần kinh sọ não: liệt dây số VII thường liệt cả 2 bên (50% – 70%). Liệt dây IX, X xuất hiện gây liệt hầu họng, liệt dây thanh âm một bên hoặc hai bên và với tỷ lệ gần tương đương như liệt dây VII. Các dây thần kinh sọ não khác ít bị tổn thương hơn.

Hậu quả: Rối loạn cảm giác tê người, có cảm giác như bị châm chích, kiến bò. Người bệnh thường giảm cảm giác nhận biết tư thế và rung âm thoa. Rối loạn thực vật: rất thường xuyên, từ nhịp nhanh xoang đến rối loạn nhịp tim và huyết áp trầm trọng, làm tăng nguy cơ tử vong. Và hàng loạt các triệu chứng lâm sàng khác như bí tiểu, giảm hoặc mất cảm giác đi tiểu, thường bị táo bón…

Dịch não tủy: đây là xét nghiệm quan trọng. Phân ly đạm – tế bào là kết quả quan trọng để chẩn đoán bệnh. Đạm 50 mg% hoặc cao hơn trong khi các thành phần khác của dịch não tủy không thay đổi.
Điện cơ: giúp nhận biết dấu hiệu của thoái hóa sợi trục, xác định bao myelin bị hư hoại khi có dấu hiệu bất thường trong dẫn truyền xung động thần kinh như kéo dài thời gian tiềm ẩn, giảm tốc độ dẫn truyền…


Nhờ vào những tiến bộ trong y học mà tỷ lệ người tử vong do viêm đa rễ dây thần kinh cấp đã được hạn chế. Phần lớn các bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn và trở lại làm việc bình thường sau 3 – 6 tháng. Trường hợp còn than phiền yếu cơ sau 1 năm chỉ còn 15%. Với các trường hợp sau 18 tháng mà di chứng vẫn còn thì rất ít có hy vọng hồi phục. Và trong trường hợp này có khoảng 15% vẫn còn di chứng và 5% là di chứng nặng nề. Các phương pháp để chữa trị viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính như:

Thay huyết tương: việc thay huyết tương 4 lần đã cho kết quả đáng tin cậy qua minh chứng hợp tác của 2 nước đầu nghành về y khoa là Mỹ và Pháp. Nghiên cứu này cũng khuyên nên thay huyết tương sau khởi phát bệnh 15 ngày, khi đó phương pháp này mới phát huy được giá trị tích cực của nó. Hiện các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu thêm phương pháp dùng liều cao Immunoglobulinesđể chữa viêm đa rễ dây thần kinh dạng cấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét